Clo được ứng dụng rộng rãi trong việc khử trùng trong nước và oxy hóa trong rất nhiều các quá trình xử lý nước như xử lý nước máy, xử lý nước bể bơi, xử lý nước thải … Mục đích sử dụng khác nhau quy định khoảng nồng độ clo tự do tồn tại trong nước. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, hàm lượng clo trong nước sạch phục vụ ăn uống là 0,3 - 0,5 mg/lít. Nếu vượt quá có thể làm giảm chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Hàm lượng clo đạt chuẩn
Các phương pháp khử clo trong nước
+ Hóa học
+ Than hoạt tính
+ Sục khí Ozone
+ Sử dụng Vitamin C
+ Sử dụng chất khử “Hypo”
Trong 5 phương pháp trên chỉ có 2 phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí đầu tư nhất đó là dùng than hoạt tính, sục khí ozone.
1. Cách dùng than hoạt tính khử mùi clo trong nước
– Có thể dụng cột bộ lọc10 inch hoặc 20 inch với lượng khí Clo tồn dư nhiều thì nên dùng 2 cột lọc 10 inch, Ngoài tác dụng khử mùi clo hệ thống còn có tác dụng lọc trong, loại bỏ 1 phần kim loại như sắt, mangan còn tồn dư trong nước:
+ Cột 1 sử dụng lõi than hoạt tính đạng hạt
+ Cột số 2 sử dụng than hoạt tính dạng ép.
+ Lắp đặt tại đường nước ra
+ Thời gian thay lõi từ 6-9 tháng chi phí mỗi lần thay khoảng 200k.
=> Chi phí đầu tư bộ lọc nước máy giá rẻ khoảng 700.000 VNĐ
Bộ lọc tinh 10 inch
– Sử dụng cột lọc Composite Pentair công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm lọc trong, khử mùi, loại bỏ hoàn toàn kim loại như sắt, mangan, asen…
Cột lọc nước máy
+ Cột lọc Pentair nhập khẩu từ Mỹ
+ Vật liệu lọc của Việt nam hoặc nhập ngoại tùy thuộc nhu cầu sử dụng.
+ Hệ thống sử dụng van 3 xúc xả chỉ cần 1 lần gạt tay
+ Lắp đặt trước đường nước vào bồn chứa
+ Thời gian thay vật liệu từ 2-4 năm phụ thuộc vào nguồn gốc vật liệu lọc
=> Chi phí đầu tư khoảng 3.000.000 VNĐ cho toàn bộ thiết bị
2. Cách khử Clo bằng sục khí ozone
Đối với nguồn nước máy có lượng tồn dư khí clo nhiều nên sử dụng máy Ozone công suất 1g/h trở lên. Sục khí ozone trực tiếp vào bồn chứa nước khí ozone sẽ loại bỏ hoàn toàn mùi clo, và các mùi khác, ngoài ra khí ozone có tác dụng tiệt trùng, khử độc nguồn nước rất tốt. Tuy nhiên chi phí lắp đặt máy ozone khử mùi, tiệt trùng nguồn nước khá cao chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam chi phí toàn bộ khoảng 4 triệu.
Ngoài 2 phương án trên thì trong lĩnh vực khử mùi clo để nuôi cá cảnh có 2 cách ứng dụng khá rộng rãi hiện nay
3. Sử dụng Vitamin C khử clo trong nước máy (Ascorbic acid)
Vitamin C là chất thay thế “Hypo” tuyệt vời vì không độc và không làm sụt giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Phản ứng trung hòa của Vitamin C như sau:
C5H5O5CH2OH + HOCl --> C5H3O5CH2OH + HCl + H2O
Công thức: 2.5 phần Vitamin C khử được 1 phần clor. Nồng độ clor trong nước máy là 0.2 mg/lít. Như vậy 1 viên Vitamin C 500mg có thể khử clor cho 500/2.5/0.2 = 1000 lít (1 mét khối)!
1/4 viên đủ để khử clor cho hồ có kích thước 100 x 50 x 50 cm. Nghiền nát Vitamin C, hòa tan trong chén và đổ vào hồ trước khi châm nước máy!
Vỉ 10 viên Vitamin C 500 mg: 2000 đồng. Mua xỉ hộp 100 viên giá 17.000 đ.
Lưu ý: cần trữ vitamin C trong tủ lạnh đề phòng thuốc bị phân huỷ. Đối với cá dĩa, cá rồng thì dùng quá liều vitamin C khiến pH giảm đôi chút cũng không sao.
4. Sử dụng chất khử “Hypo” (Sodium Thiosulfate) Na2S2O3 (Tiết kiệm được chi phí)
Clor tồn tại trong nước dưới dạng Hypochlorous acid HOCl. Các phản ứng trung hòa của “Hypo” như sau:
Na2S2O3 + 4HOCl + H2O --> 2NaHSO4 + 4HCl
Na2S2O3 + HOCl --> Na2SO4 + S + 4HCl
2Na2S2O3 + HOCl --> Na2S4O6 + NaCl + NaOH
“Hypo” có bán ở chợ Kim Biên và khu dụng cụ y tế đường Tô Hiến Thành, giá khoảng 5000 đ/kg. Công thức: pha 0.5 kg Hypo trong 2 lít nước – tỷ lệ khử là 1 giọt/10 lít nước máy. Các bạn có thể lấy bất kỳ lọ thuốc cũ hay dụng cụ thí nghiệm nào để trữ dung dịch khử.
Lưu ý: tránh dùng quá liều bởi vì: đây là chất tương đối độc đối với cá, chất này làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước khiến cá bị ngạt. Hậu quả của việc dùng quá liều tùy theo mức độ, từ lờ đờ, sưng mang cho đến cháy vây và chết!
- Lưu ý: Mỗi lần thay nước chỉ nên thay 30 - 50% lượng nước mới thôi nhé, sẽ hạn chế được việc cá bị sock nước và chết.
Vitamin C là chất thay thế “Hypo” tuyệt vời vì không độc và không làm sụt giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Phản ứng trung hòa của Vitamin C như sau:
C5H5O5CH2OH + HOCl --> C5H3O5CH2OH + HCl + H2O
Công thức: 2.5 phần Vitamin C khử được 1 phần clor. Nồng độ clor trong nước máy là 0.2 mg/lít. Như vậy 1 viên Vitamin C 500mg có thể khử clor cho 500/2.5/0.2 = 1000 lít (1 mét khối)!
1/4 viên đủ để khử clor cho hồ có kích thước 100 x 50 x 50 cm. Nghiền nát Vitamin C, hòa tan trong chén và đổ vào hồ trước khi châm nước máy!
Vỉ 10 viên Vitamin C 500 mg: 2000 đồng. Mua xỉ hộp 100 viên giá 17.000 đ.
Lưu ý: cần trữ vitamin C trong tủ lạnh đề phòng thuốc bị phân huỷ. Đối với cá dĩa, cá rồng thì dùng quá liều vitamin C khiến pH giảm đôi chút cũng không sao.
4. Sử dụng chất khử “Hypo” (Sodium Thiosulfate) Na2S2O3 (Tiết kiệm được chi phí)
Clor tồn tại trong nước dưới dạng Hypochlorous acid HOCl. Các phản ứng trung hòa của “Hypo” như sau:
Na2S2O3 + 4HOCl + H2O --> 2NaHSO4 + 4HCl
Na2S2O3 + HOCl --> Na2SO4 + S + 4HCl
2Na2S2O3 + HOCl --> Na2S4O6 + NaCl + NaOH
“Hypo” có bán ở chợ Kim Biên và khu dụng cụ y tế đường Tô Hiến Thành, giá khoảng 5000 đ/kg. Công thức: pha 0.5 kg Hypo trong 2 lít nước – tỷ lệ khử là 1 giọt/10 lít nước máy. Các bạn có thể lấy bất kỳ lọ thuốc cũ hay dụng cụ thí nghiệm nào để trữ dung dịch khử.
Lưu ý: tránh dùng quá liều bởi vì: đây là chất tương đối độc đối với cá, chất này làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước khiến cá bị ngạt. Hậu quả của việc dùng quá liều tùy theo mức độ, từ lờ đờ, sưng mang cho đến cháy vây và chết!
- Lưu ý: Mỗi lần thay nước chỉ nên thay 30 - 50% lượng nước mới thôi nhé, sẽ hạn chế được việc cá bị sock nước và chết.
Ngoài 4 phương án như trên quý khách có thể sử dụng máy lọc nước gia đình để có nguồn nước sinh hoạt an toàn nhất.
Vì vậy để đưa ra 1 phương pháp loại bỏ khí clo tồn dư trong nguồn nước triệt để mà tiết kiệm chi phí, Hãy lên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng: 0934 087 100 để được tư vấn miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét